Những thiết bị thông minh, đặc biệt là máy rửa bát, thường đem lại những công dụng rất tuyệt vời. Thay vì đứng trước bồn rửa để chà sạch cả núi bát đĩa bẩn tưởng chừng như vô tận, chúng ta có thể tráng qua, sau đó sắp xếp vào máy và quên nó đi trong một hoặc hai giờ. Chúng làm cho cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng và đôi khi chúng ta (vô tình) mắc một số lỗi có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của máy rửa bát, dẫn đến những đốm trắng khó chịu hoặc lớp màng bám khá khó chịu trên cốc chén, bát đĩa.
Để tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó chúng tôi đã nhờ đến Morgan Eberhard – nhà khoa học cấp cao tại Cascade và Brandon Pleshek, đồng thời cũng là chuyên gia dọn dẹp có tiếng. Còn bây giờ thì hãy tham khảo cách chúng ta có thể làm, giúp máy rửa bát hoàn thành tốt công việc của mình.
Điều gì gây ra những vết đốm trắng?
Đầu tiên, chúng ta hãy tìm hiểu xem những đốm nước đó thường là gì. Eberhard khẳng định về cơ bản chúng là canxi và magiê do cặn nước để lại. Nếu bạn biết nguồn nước nhà mình có nước cứng, chứa nhiều khoáng chất, chất trợ xả sẽ giúp ích đáng kể.
Eberhard cho biết thêm, chất hỗ trợ tẩy rửa giúp nước không bám vào bát đĩa để các giọt nước không đọng lại cặn. Đây là cách dễ nhất (và được biết đến nhiều nhất) để khắc phục sự cố, nhưng nếu cách này không hiệu quả hoặc bạn muốn bỏ qua việc sử dụng chất tẩy rửa bổ sung thì các biến số khác này có thể là thủ phạm.
1. Bộ lọc máy rửa chén bị tắc hoặc bẩn
Pleshek nói, điều này có thể cản trở hiệu suất của máy, dẫn đến tình trạng đồ bằng kính hoặc thủy tinh bị ố.
Nếu bộ lọc không được làm sạch hàng tháng bằng nước nóng và bàn chải, máy rửa chén của bạn sẽ tái lưu thông bụi bẩn và cặn khoáng, có khả năng phun tất cả trở lại bát đĩa của bạn.
Trên thực tế, bạn nên vệ sinh toàn bộ phần bên trong máy rửa chén hàng tháng bằng cách đặt chất tẩy rửa chuyên dụng cho máy rửa chén vào ngăn chứa chất tẩy rửa và để máy chạy (không có bát đũa bên trong), như vậy sẽ giúp giảm tích tụ. Việc làm sạch sâu hơn có thể diễn ra vài tháng một lần.
2. Bạn sắp xếp đồ không đúng cách
Eberhard gợi ý, bạn nên đặt cốc và ly ở giá trên cùng để ngăn nước tích tụ sau khi chu trình giặt hoàn tất. Cô ấy cũng khuyên bạn nên xếp cốc vào giữa các thanh của giá trên cùng chứ không nên xếp chồng lên nhau. Nếu không, các điểm tiếp xúc ướt có thể tạo thành vết khi chúng khô.
3. Nhiệt độ nước quá thấp
Đầu tiên là nước sẽ mất nhiều thời gian hơn để bay hơi khi nó không quá nóng, khiến xà phòng hoặc cặn khoáng dễ hình thành trên bộ bát đũa. Một nguyên nhân khác có thể xảy ra là nước không đủ nóng để hòa tan hoàn toàn chất tẩy rửa, điều này có thể dẫn đến cặn lốm đốm hoặc sạn. Nhiệt độ nước tối thiểu bạn nên cài là 120 độ F.
Điều gì gây ra lớp màng bẩn?
Eberhard cho biết, lớp màng trắng còn sót lại trên bát đĩa có thể là một dấu hiệu khác của nước cứng. Để kiểm tra, cô ấy khuyên bạn nên loại bỏ lớp màng bằng giấm hoặc nước ấm và xà phòng rửa chén. Nếu lớp màng bong ra thì bạn đang gặp phải vấn đề về nước cứng, thường dễ khắc phục bằng chất hỗ trợ tẩy rửa.
Thật không may, điều này thường không thể khắc phục được sau khi thiệt hại đã xảy ra, nhưng hãy đọc tiếp để tìm hiểu điều gì có thể gây ra sự cố và cách giảm thiểu thiệt hại trong tương lai.
1. Bạn đang rửa trước
Hóa ra điều này thực sự có thể khiến bát đĩa trông bẩn hơn.
Eberhard cho biết: “Khi không có thức ăn trên bát đĩa để phân hủy cũng như không có bất kỳ khoáng chất nước cứng nào có trong nước mềm, điều đó có thể dẫn đến việc loại bỏ các ion kim loại trong đồ thủy tinh, gây ra hiện tượng ăn mòn”.
Vì vậy, hãy bỏ qua việc rửa quá sạch trước khi xếp bát đũa vào máy, cô khuyến nghị. Những vết bẩn thức ăn trên bề mặt bát đĩa sẽ giúp chất tẩy rửa phát huy tác dụng!
2. Nhiệt độ nước quá cao
Tình trạng có thêm lớp màng bẩn trên bề mặt bát đĩa dạng thủy tinh cũng có thể xảy ra do nhiệt độ thấp, nhưng lớp phủ màu trắng có thể là do nhiệt độ quá cao. Quá trình ăn mòn có thể xảy ra khi nhiệt độ nước vượt quá 140 độ.
Về cơ bản, nhiệt độ tiêu chuẩn phù hợp là từ 120 độ đến 140 độ!
3. Bạn không sử dụng đúng lượng chất tẩy rửa
Theo Pleshek, quá nhiều chất tẩy rửa có thể dẫn đến tình trạng vết bẩn không được làm sạch.
Điều này có thể được khắc phục bằng cách rửa tay dùng xà phòng rửa bát hoặc dùng giấm để loại bỏ cặn bám. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể khắc phục tình trạng mờ đục do quá nhiều chất tẩy rửa.
Ngược lại, nếu có nước cứng, bạn có thể cần thêm một chút chất tẩy rửa! Tuy nhiên, hãy lưu ý chọn đúng chất tẩy rửa.
Kenh14.vn – Trang chủ – RSS Feed
Nguồn: Sưu Tầm internet