Ung thư là một căn bệnh phức tạp. Có nhiều loại ung thư khác nhau, cũng như nhiều nguyên nhân tiềm ẩn. Mặc dù chúng ta vẫn chưa biết hết tất cả các nguồn gây bệnh nhưng điều được biết là có nhiều yếu tố khác nhau có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh ung thư.
Yếu tố di truyền và lịch sử gia đình đóng một vai trò nào đó nhưng các yếu tố bên ngoài mà bạn có thể có một số quyền kiểm soát – như thói quen sinh hoạt, thậm chí còn có tác động lớn hơn. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy 80-90% khối u ác tính có liên quan đến các yếu tố bên ngoài. Một trong những yếu tố lối sống quan trọng nhất cần xem xét là chế độ ăn uống của bạn.
Các thực phẩm như đồ chế biến sẵn, đồ chiên rán… sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư, đó là điều chúng ta đã nghe tới nhiều, Tuy nhiên, bạn có biết rằng một số loại trái cây – thứ vốn được biết đến là cung cấp các loại vitamin, khoáng chất, thậm chí là chất chống oxy ngăn ngừa ung thư – lại có thể gây bệnh ung thư hay chưa?
Dưới đây là 3 loại trái cây như thế, cái thứ 3 nhiều người tiếc rẻ không vứt bỏ nên rước bệnh vào người.
1. Mía lõi đỏ
Trong nhiều loại trái cây, mía rất giàu vitamin C và chất xơ, có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, giàu đường sucrose và nước, có vị ngọt, thơm ngon nên được nhiều người yêu thích.
Tuy nhiên, cần lưu ý nếu quy trình vận chuyển, phương pháp bảo quản và điều kiện môi trường mía không tốt có thể khiến nấm mốc phát triển, sinh ra lượng lớn độc tố và hư hỏng.
Cây mía bị hư hỏng thường có lõi đỏ, kết cấu mềm hơn, thậm chí có vết nấm mốc và mùi hôi rõ ràng, còn được gọi là “mía tim đỏ” hoặc “mía lõi đỏ”. Nấm Arthrospora trong đó tạo ra axit 3-nitropropionic, 0,5 gam chất này có thể gây ngộ độc ở người trưởng thành. Nó còn là chất gây ung thư, nếu ăn với lượng nhỏ nhưng lâu dài sẽ gây ung thư, nếu ăn với số lượng lớn một lúc có thể gây ngộ độc.
2. Trầu cau
Trầu cau chỉ là món ăn vặt mà còn có thể dùng trong y học cổ truyền phương Đông, có giá trị chữa bệnh, đối với các trường hợp đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, nôn do ăn quá nhiều. Như vậy, nếu ăn trầu một cách hợp lý có thể phát huy tác dụng nhu động của đường tiêu hóa, cải thiện chức năng vận chuyển và chuyển hóa của lá lách, dạ dày nên có tác dụng nhất định trong việc loại bỏ tích tụ thức ăn.
Tuy nhiên, lõi của quả cau trong trầu cau được cho là gây ung thư chủ yếu vì nó có chứa một chất hóa học gọi là arecoline. Arecoline là một alkaloid gây kích ứng và gây ung thư. Nhai trầu lâu ngày sẽ khiến arecoline đi vào miệng và hệ tiêu hóa, gây đột biến gen tế bào và có thể gây ung thư.
Ngoài ra, trầu còn chứa các hóa chất khác như polyphenol, tannin và kim loại nặng cũng có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.
Cần lưu ý rằng nguy cơ ung thư của trầu chủ yếu liên quan đến việc nhai lâu dài và với lượng lớn. Đối với những người thỉnh thoảng ăn trầu, nguy cơ mắc bệnh ung thư tương đối thấp, nhưng phải tránh nhai trầu trong thời gian dài để tránh gây ung thư.
3. Bất kì loại trái cây nào bị mốc
Ở những nơi có khí hậu ẩm ướt, oi bức, trái cây dễ bị nấm mốc. Trái cây bị mốc không chỉ có mùi vị tệ hơn mà còn có thể chứa một lượng lớn aflatoxin. Aflatoxin là chất gây ung thư mạnh và tiêu thụ lâu dài có thể dẫn đến ung thư gan, ung thư thận và các bệnh ung thư khác.
Vì vậy, hãy nhớ kiểm tra trái cây cẩn thận xem có dấu hiệu nấm mốc trước khi ăn hay không.
Nếu phát hiện vết mốc trên bề mặt quả, bạn nên ngừng ăn ngay và lưu ý không nên tiếp tục ăn ngay cả khi đã cắt bỏ phần bị mốc vì nấm mốc có thể đã lan ra toàn bộ quả. Ngoài ra, khi mua trái cây, bạn cũng nên chú ý chọn những loại trái cây tươi, không bị mốc hỏng.
Nguồn và ảnh: QQ, Eat This
Kenh14.vn – Trang chủ – RSS Feed
Nguồn: Sưu Tầm internet