Theo Thượng tá Mạnh Hà, những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhảy cầu tự tử thường xuất phát từ: buồn chuyện gia đình, buồn chuyện tình cảm, rối loạn tâm thần, áp lực học hành, kinh doanh… khiến nạn nhân muốn kết thúc sự sống.
Một trường hợp nhảy cầu tự tử trên sông Sài Gòn (ảnh: Hương Chi)
Khi nhận được thông tin về các trường hợp nhảy cầu, cơ quan chức năng và lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn đã khẩn trương thực hiện các biện pháp nghiệp vụ hỗ trợ. Tuy nhiên, trên thực tế lực lượng chức năng chỉ cứu được 1 trường hợp, các trường hợp còn lại phải tổ chức công tác tìm kiếm, vớt thi thể.
Để ngăn chặn nguy cơ trầm cảm, tự tử, thời gian qua cơ quan chức năng tại TPHCM đã tăng cường các giải pháp tư vấn sức khỏe tinh thần cho người dân.
Chính quyền địa phương đang nghiên cứu phương án lắp đặt rào chắn hai bên thành cầu của những địa điểm thường xảy ra tình trạng tự tử. Bên cạnh đó, các đội tình nguyện trên sông cũng đang được khuyến khích thành lập để phát hiện kịp thời các trường hợp có ý định nhảy cầu, ngăn chặn, ứng cứu.
Theo Thượng tá Lê Mạnh Hà, việc phát huy tinh thần nghĩa tình của khu phố, cộng đồng dân cư quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống sẽ là một trong những giải pháp hiệu quả góp phần kéo giảm và ngăn chặn nguy cơ tự tử trong cộng đồng.
Kenh13 – Tổng hợp tin tức giải trí xa hội mới nhất 24h
Nguồn: Sưu Tầm internet