Như VTC News đã thông tin, ngày 13/3, các bệnh viện tại TP Nha Trang tiếp nhận 60 bệnh nhân với các biểu hiệu nôn, sốt, đau bụng…. Người bệnh cho biết, các triệu chứng trên xuất hiện sau khi ăn cơm tại quán cơm gà Trâm Anh.
Đến 15h chiều 14/3, các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn tỉnh đã ghi nhận 222 trường hợp nghi bị ngộ độc do ăn cơm gà tại quán Trâm Anh.
Trong số đó, 155 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế có dấu hiệu sinh tồn ổn định, một số bệnh nhân còn triệu chứng buồn nôn, đi cầu phân lỏng nhiều lần, đau quặn bụng từng cơn. Các ca bệnh trong tầm kiểm soát về chuyên môn của các cơ sở y tế. Số bệnh nhân còn lại đã xuất viện, cho về theo dõi ngoại trú.
Theo Hội Y học dự phòng Việt Nam, Salmonella thuộc họ vi khuẩn đường ruột. Salmonella gây bệnh ở người được xếp thành hai loại: Salmonella gây bệnh thương hàn (Salmonella typhi) và các Salmonella gây bệnh khác (Salmonella non-typhi). Vi khuẩn chủ yếu xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống, trong đó có ăn thịt gà. Ngộ độc thường gặp ở người do Salmonella gây ra là thương hàn, bệnh nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, nhiễm khuẩn bệnh viện.
Các nguồn lây nhiễm Salmonella trong thực phẩm có nguyên nhân do động vật bị nhiễm khuẩn trước khi giết mổ. Một số loại gia cầm khi đẻ trứng tại các nơi điều kiện vệ sinh không bảo đảm, vi khuẩn Salmonella có thể có ở vỏ trứng.
Theo một chuyên gia về an toàn thực phẩm, nhiễm Salmonella có thể xảy ra do dụng cụ chứa đựng không đảm bảo vệ sinh, do nguồn nước bị ô nhiễm, do côn trùng, vật trung gian (ruồi, chuột). Các loại thịt xay, băm nhỏ… là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn này phát triển nếu bị ô nhiễm, khi bảo quản không đúng.
Đáng lưu ý, thực phẩm nguội ăn ngay hoặc thực phẩm chế biến trước khi ăn quá lâu không đun lại khi ăn cũng có nguy cơ ngộ độc thực phẩm do ô nhiễm Salmonella.
Salmonella nhạy cảm với nhiệt độ, thời gian đun nấu để có thể phá hủy được vi khuẩn ở 60 độ C trong vòng 45 phút, 70 độ C trong 2 phút và 85 độ C trong 1 giây.
Như vậy, các cách diệt khuẩn bằng phương pháp Pasteur và nấu nướng bình thường cũng có khả năng diệt được vi khuẩn Salmonella trong thực phẩm có độ ẩm cao. Cũng như các vi khuẩn khác, sức chịu đựng đối với nhiệt độ tăng lên khi hoạt tính nước giảm đi, như trong các loại thực phẩm khô.
Các thực phẩm có thể bị nhiễm Salmonella gồm thịt gà, thịt lợn, sữa tươi, trứng, rau các loại, sò, hến, trai và gia vị. Đặc biệt khi thực phẩm bị nhiễm Salmonella, protein của thực phẩm không bị phân giải, tính chất lý hóa của thực phẩm không bị thay đổi mặc dù vi khuẩn phát triển rất nghiêm trọng nhưng trạng thái cảm quan không thay đổi gì rõ rệt.
Nhiễm khuẩn Salmonella có thể do động vật bị nhiễm khuẩn trước khi giết thịt, động vật bị bệnh, vi khuẩn Salmonela có ở trong máu, thịt và đặc biệt ở trong các phủ tạng như gan, lá lách, ruột.
Trong gia cầm bị bệnh, Salmonella có thể tồn tại ở buồng trứng nên ngay sau khi gia cầm đẻ trứng đã nhiễm Salmonella. Một số loại gia cầm như vịt, ngan, ngỗng khi đẻ trứng tại các nơi điều kiện vệ sinh không bảo đảm, vi khuẩn Salmonella có thể xâm nhập qua vỏ trứng vào bên trong.
Thịt có thể bị nhiễm Salmonella do dụng cụ chứa đựng, do nguồn nước bị ô nhiễm, do ruồi, chuột… Các loại thịt xay, nghiền, băm nhỏ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn này phát triển.
Thực phẩm nguội hoặc thực phẩm chế biến trước khi ăn quá lâu, khi ăn không đun lại cũng có nguy cơ ngộ độc thực phẩm do Salmonela.
Con đường lây truyền vi khuẩn chủ yếu qua món ăn không nấu chín hoặc trong quá trình chế biến thực phẩm bị nhiễm khuẩn.
Kenh14.vn – Trang chủ – RSS Feed
Nguồn: Sưu Tầm internet