Ngày 14/3, các luật sư bào chữa cho bị cáo Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát II Ngân hàng Nhà nước(NHNN) xét hỏi bị cáo Nguyễn Văn Hưng, cựu Phó chánh Thanh tra NHNN, về các nội dung liên quan hành vi che giấu sai phạm cho SCB.
Cựu Phó chánh thanh tra NHNN, Nguyễn Văn Hưng đã nhận 390.000 USD của SCB.
Tại tòa, bị cáo Nguyễn Văn Hưng khai có nhận được báo cáo kết quả thanh tra SCB nhưng “tính trung thực” của báo cáo ấy phụ thuộc vào đoàn thanh tra mà Trưởng đoàn (bị cáo Nhàn) ký với tư cách đại diện.
Ông Hưng cho biết bản thân chỉ phụ trách ký quyết định thành lập và chỉ đạo thanh tra; bản thân không chỉ đạo bị cáo Nhàn sửa đổi số liệu trong các báo cáo thanh tra. Vị này cũng bác bỏ mọi liên quan đến việc làm sai lệch kết quả thanh tra hay bỏ qua các sai phạm của SCB.
Luật sư cho biết bị cáo Nguyễn Văn Hưng từng nói bản thân rất suy nghĩ khi các thành viên đoàn thanh tra trước nay chưa từng vi phạm, nhưng vì kí quyết định của bị cáo mà dẫn đến ngày hôm nay. Bị cáo có suy nghĩ gì về việc này?
Bị cáo Hưng cho rằng câu hỏi luật sư không có lợi cho bị cáo cùng các thành viên đoàn thanh tra nên không trả lời. Chủ tọa cũng lưu ý, luật sư không làm xấu đi tình trạng của bị cáo.
Đến lượt khai báo, Đỗ Thị Nhàn khẳng định được bị cáo Hưng chỉ đạo chỉnh sửa số liệu. Như báo cáo kết quả thanh tra đợt 1, được trình lên cho Hưng để sử dụng trong việc trình nội dung, chuẩn bị các cuộc họp nhưng ông yêu cầu sửa.
Luật sư hỏi có gì để chứng minh việc Hưng chỉ đạo do người này đang không thừa nhận? Đỗ Thị Nhàn Bị cáo Nhàn khẳng định rằng bản báo cáo ngày 11/1/2018, cùng với các tài liệu liên quan, đã đề xuất việc thành lập một bộ phận độc lập để đảm bảo tính minh bạch trong quá trình thanh tra.
Tuy nhiên, bị cáo Hưng đã không chấp nhận đề xuất này yêu cầu chỉ đạo sửa đổi các số liệu liên quan đến chỉ số an toàn của SCB, dẫn đến việc làm sai lệch kết quả thanh tra. Theo bà Nhàn, các tài liệu này đều được cơ quan điều tra thu thập.
Theo hồ sơ vụ án, năm 2018, đoàn thanh tra xác định SCB “sai phạm tất cả các nội dung thanh tra”, có nguy cơ mất vốn và cần phân loại nợ xấu (nợ trong các nhóm 3, 4, 5), trích lập dự phòng với các khoản vay với 5 dự án và 20 nhóm khách hàng.
SCB ý kiến lại, nếu phân loại nợ xấu thì “lợi nhuận ngân hàng âm rất lớn, khả năng phá sản là rất cao”. Nhà băng đề nghị đoàn thanh tra “tạo điều kiện” cho xử lý khối nợ xấu.
Các bị can thuộc NHNN sau đó giúp “tẩy trắng” SCB bằng cách bỏ ngoài số liệu số nợ xấu tại các dự án Mũi Đèn Đỏ, Dự án 6A và dự án Royal Gaden. Các chỉ tiêu tài chính cũng được làm đẹp, như nợ xấu từ 91 nghìn tỷ được giảm xuống 53 nghìn tỷ; vốn chủ sở hữu âm 19 nghìn tỷ được chuyển thành dương 2.700 tỷ; lỗ lũy kế từ âm 31 nghìn tỷ xuống còn âm 10 nghìn tỷ…
Trong vụ án, Nguyễn Văn Hưng bị cáo buộc “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” khi là người ra quyết định thanh tra, có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát nội dung hoạt động thanh tra.
Bị cáo Hưng vì động cơ cá nhân đã chỉ đạo Đỗ Thị Nhàn và các cấp dưới xây dựng dự thảo, chỉnh sửa, hoàn thiện các báo cáo NHNN và Chính phủ, nội dung thể hiện không trung thực, không đầy đủ về: tình hình, thực trạng tài chính yếu kém của SCB. Đổi lại, ông ta được nhận 390.000 USD từ SCB.
Với Đỗ Thị Nhàn, bà ta bị cáo buộc trực tiếp sửa đổi số liệu liên quan, làm mờ sai phạm của SCB để ngân hàng này tái cơ cấu thay vì phải theo dõi đặc biệt. Bà Nhàn hầu tòa với cáo buộc “Nhận hối lộ” 5,2 triệu USD từ Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng giám đốc SCB.
Tin An Ninh Hinh Su