Đế chế Samsung từ lâu đã được coi là chaebol nổi tiếng không chỉ ở Hàn Quốc mà còn trên khắp thế giới. Nhắc đến Samsung là nhắc đến những dấu ấn nổi bật trong làng công nghệ thế giới. Vậy nên, con cháu gia tộc này, dù không phải là người nổi tiếng hoạt động trong lĩnh vực showbiz, nhưng nhất cử nhất động của họ phía sau những cánh cửa đóng kín đều được để ý sát sao.
Trò chơi vương quyền
Nếu chưa tìm hiểu kỹ, nhiều người có thể nhầm lẫn rằng Samsung đi lên từ lĩnh vực công nghệ nhưng thực chất gia tộc này lại có bề dày lịch sử với những tình tiết đầy bất ngờ, có lẽ vì những mục tiêu tiền tài và danh vọng.
Đế chế Samsung do “ông tổ” Lee Byung-chul, vốn là con của một chủ đất giàu có, thành lập và gây dựng bắt đầu từ một công ty thương mại nhỏ ở Daegu (Hàn Quốc). Thời điểm ban đầu, hoạt động kinh doanh của ông Lee chủ yếu tập trung vào xuất khẩu thương mại, kinh doanh cá, rau, trái cây khô cho Mãn Châu và Bắc Kinh.
Nhờ tài năng và sự dẫn dắt của ông Lee, công ty làm ăn phất lên như diều gặp gió, mở rộng sang đa dạng các lĩnh vực khác như bảo hiểm, thị trường bán lẻ và chuỗi khách sạn nghỉ dưỡng Shilla, xây dựng đầu tư và kinh doanh Samsung C&T…
Mãi sau này Samsung mới lấn sân sang mảng công nghệ và tiếp tục đạt được thành công vang dội, vươn vòi bạch tuộc ra khắp 5 châu. Vậy nên, ngày nay, nhắc đến Samsung là người ta nghĩ ngay đến “gã khổng lồ” công nghệ phủ sóng khắp hành tinh.
Cây gia phả cho thấy rõ các thế hệ gia tộc Samsung lớn mạnh.
Ông Lee Byung-chul có tổng cộng 8 người con. Theo truyền thống “cha truyền con nối”, khi ông Lee Byung-chul muốn lui về hậu phương thì nghiễm nhiên người con trai cả sẽ ngồi vào vị trí của ông. Tuy nhiên, trưởng nam nhà Samsung, Lee Maeng-hee lại không chứng minh được cho cha thế khả năng lãnh đạo của mình.
Ngôi vương được nhắm cho con trai thứ Lee Chang-hee nhưng ông này đã vấp phải một sai lầm nghiêm trọng và để mất chiếc ghế chủ tịch Samsung.
Con trai thứ 3, Lee Kun-hee lại nhanh chóng khiến ông Lee Byung-chul được “nở mày nở mặt” khi liên tiếp cho thấy tài lãnh đạo xuất chúng, đưa công ty vươn tầm quốc tế.
Sau khi ông Lee Byung-chul qua đời, quyền lực của Lee Kun-hee bắt đầu lớn mạnh. Những người con khác của “ông tổ” Lee Byung-chul dần tách ra khỏi tập đoàn mẹ Samsung.
Năm 1997, em gái của ông Lee Kun-hee, bà Lee Myung-hee (con út trong gia đình) tách ra và tạo dựng tập đoàn khác mang tên Shinsegae.
Dưới sự dẫn dắt của bà Lee Myung-hee, Shinsegae cứ thế lớn mạnh, trở thành đế chế phân phối mặt hàng xa xỉ, đồ hiệu lớn nhất Hàn Quốc trong nhiều năm qua. Theo thống kê của tạp chí kinh tế Equitable, bà từng giữ vị trí người phụ nữ giàu nhất Hàn Quốc trong năm 2004 và 2005.
Chân dung bà Lee Myung-hee (sinh năm 1943) – Chủ tịch của tập đoàn Shinsegae, đế chế phân phối mặt hàng xa xỉ, đồ hiệu lớn nhất Hàn Quốc.
Hội cậu ấm cô chiêu “bằng mặt không bằng lòng”?
Từ câu chuyện lịch sử bên trên có thể thấy Samsung và Shinsegae dù hoạt động hoàn toàn tách biệt trong những lĩnh vực cũng chẳng liên quan gì đến nhau nhưng dù sao đi nữa họ vẫn là “anh em một nhà”, có cùng gốc gác, nguồn cội.
Tuy nhiên, nhiều fan hâm mộ của các “cậu ấm, cô chiêu” đời thứ hai hoặc thứ ba của Samsung và Shinsegae lại nhận ra điểm bí mật đầy bất ngờ.
Dù hình ảnh đời tư hay trong các cuộc hội họp của họ ít khi được công khai nhưng vẫn không qua được mắt cư dân mạng. Người ta nhận ra nhiều điểm khác biệt giữa hội con cháu nhà tài phiệt Hàn Quốc.
Thậm chí, họ còn lập nhóm chơi riêng, những người chơi với tiểu thư, công tử nhà Samsung thì tạm gọi là “hội Samsung”, còn đám bạn của tiểu thư nhà Shinsegae thì tạm gọi là “hội Shinsegae”.
Lee Won Ju (trái) – con gái của Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong, cũng là cháu nội của cố chủ tịch Lee Kun-hee.
Moon Seo Yoon – Con gái lớn của Jung Yoo Kyung, Giám đốc điều hành Trung tâm thương mại Shinsegae và là cháu gái của Lee Myung-hee, Chủ tịch Tập đoàn Shinsegae.
Và từ đó, cư dân mạng nhận ra những điểm đặc biệt, góp phần định hình phong cách và cả lối ăn chơi, giao lưu của đám bạn con nhà giàu.
Chẳng hạn, “hội Samsung” thường là những thành viên con nhà chaebol (được ghép từ chữ “chae” (sở hữu) với “mumbol” (gia đình quyền quý) để chỉ các tập đoàn lớn với những vị trí điều hành được chia cho các thành viên trong gia đình) và cả con cháu các chính trị gia nắm giữ quyền lực lớn.
Hình ảnh “hội Samsung” trong các bữa tiệc liên hoan gặp mặt.
“Hội Shinsegae” thường đến từ các gia đình giàu có trong giới thượng lưu. Cũng vì xuất thân không có liên quan nhiều đến quyền lực chính trị, không cần giữ kín cuộc sống riêng tư nên nhóm này hoạt động cởi mở, thoải mái phô trương cuộc sống xa hoa trên mạng xã hội.
Họ có lối sống phóng khoáng hơn, vô tư xỏ khuyên xăm mình hoặc “đu trend” trên mạng.
Hình ảnh “hội Shinsegae”.
Trong khi đó, “hội Samsung” thường sống kín tiếng, ít chia sẻ hình ảnh cuộc sống đời tư dù chơi rất thân thiết và vui vẻ. Phong cách thời trang của hội này cũng đề cao sự tối giản như một kiểu “xa xỉ thầm lặng” trong giới thượng lưu.
Tuy nhiên, điểm chung của 2 hội bạn này đều là sở hữu thành tích học tập “khủng”. Họ đều theo học những trường đại học top đầu ở Mỹ hoặc châu Âu. Và điểm chung không thể không kể đến là “khả năng ăn chơi” không kém cạnh với phương châm “làm hết sức chơi hết mình”.
Thời gian gần đây, có thông tin tiểu thư Moon Seo Yoon, cháu gái của bà Lee Myung-hee, Chủ tịch Tập đoàn Shinsegae, chuẩn bị ra mắt showbiz với sản phẩm đầu tay. Đây được xem là một động thái bất thường bởi con cháu nhà tài phiệt thường là những người nối nghiệp truyền thống kinh doanh của gia đình, ít khi hoạt động nghệ thuật.
Hơn nữa, bà Lee Myung-hee được biết đến là người cực khắt khe và có cái nhìn không mấy thiện cảm với giới nghệ sĩ. Giờ đây, cô cháu gái lại chuẩn bị debut trở thành idol hoạt động dưới trướng của Công ty giải trí YG Entertainment, không rõ phản ứng của bà sẽ ra sao.
Nguồn: Weibo
Kenh14.vn – Trang chủ – RSS Feed
Nguồn: Sưu Tầm internet