Trí tuệ nhân tạo (AI) hiện tại rất tiên tiến và thông minh, có thể chuyển ảnh vẽ thành ảnh chân dung người thực nhờ nhận diện cấu trúc của khuôn mặt, từ đó vẽ ra những phần còn thiếu, giúp gương mặt hoàn thiện hơn, vẫn đảm bảo thông tin chính xác ở mức cao.
Không chỉ chuyên gia, mà người bình thường cũng có thể làm việc việc phục dụng tranh ảnh vì AI hiện nay đã quá phổ biến. Chỉ cần cung cấp một tấm ảnh, công nghệ có thể vẽ ra chân dung vô cùng rõ ràng và hợp lý.
Cũng nhờ vậy mà những bức ảnh chân dung các vị hoàng đế thời phong kiến Trung Quốc đã ra đời một cách sống động nhờ tranh cổ truyền lại.
Là một trong những thiên cổ nhất đế của lịch sử Trung Quốc, Chu Nguyên Chương, vị thiên tử khai quốc của nhà Minh đã để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng hậu thế. Đương nhiên, cũng có không ít người tò mò về dung nhan thực sự của ông.
Trong những bức tranh cổ vẽ chân dung của Chu Nguyên Chương, có một tấm rất đặc biệt. Vị Hoàng đế khai quốc của nhà Minh hiện lên với gương mặt hình “đế giày”, dài và trông rất tàn ác. Các chuyên gia sử học Trung Quốc từng có một thời gian tranh cãi vì chưa tìm đủ bằng chứng để giải đáp liệu đây có phải là gương mặt thật của Chu Nguyên Chương hay không.
AI vẽ lại gương mặt Chu Nguyên Chương từ bức tranh có gương mặt hình “đế giày”
Nguyên nhân của cuộc tranh luận xuất phát từ việc Chu Nguyên Chương còn có một số tranh vẽ chân dung khác. Theo đó, vị Hoàng đế hiện lên trông rất phong độ và đầy đặn. Nhờ Ai vẽ lại, hậu thế càng trầm trồ hơn trước dung mạo tuổi trung niên đầy khí chất mạnh mẽ của Chu Nguyên Chương. Nhiều người không tin và thậm chí phủ nhận về bức tranh vẽ Hoàng đế với gương mặt hình “đế giày” kia.
Tranh Chu Nguyên Chương ở tuổi trung niên
Tranh Chu Nguyên Chương khi về già
Ở những bức tranh này, Chu Nguyên Chương đã ở tuổi già, trông ông mập mạp phúc hậu, chứ không gầy ốm và hung tàn như trên.
Một số chuyên gia nhận định, tranh vẽ Chu Nguyên Chương mặt “đế giày” có thể là một sự nhầm lẫn nào đó, hoặc được vẽ trong giai đoạn Hoàng đế đang lâm bệnh nặng. Hơn nữa, theo thống kê sử liệu, chỉ có đúng 1 bức duy nhất vẽ Chu Nguyên Chương với gương mặt “đế giày”, còn lại đều khắc họa ông với dung nhan khá đầy đặn và hiền lành hơn.
Mặt dù biết Chu Nguyên Chương tàn ác và nghiêm khắc, cai trị thiên hạ bằng luật lệ bị đánh giá là “máu lạnh”, những đặc điểm này rất phù hợp với bức tranh vẽ Hoàng đế mặt dài và hung dữ, nhưng hậu thế vẫn không thể chấp nhận được.
Các chuyên gia đến nay vẫn chưa thể đưa ra câu trả lời xác đáng vì thời xưa chưa có máy ảnh hay loại công cụ có thể ghi lại hình dạng thật sự của người và vật. Thậm chí những bức tranh vẽ chân dung các Hoàng đế được lưu truyền đến nay cũng chưa chắc khắc họa chính xác.
Do đó, việc tranh cãi về dung nhan thật sự của Chu Nguyên Chương, mặt “đế giày” hay “phúc hậu”, là chuyện không cần thiết.
Chuyên gia khuyến cáo, trí tuệ nhân tạo có thể giúp một bức tranh vẽ trở nên sống động và chân thực hơn, nhưng nó không đại diện cho thực tế. Phục dựng chân dung Chu Nguyên Chương nói riêng và các Hoàng đế khác nói chung, là việc làm giúp hậu thế có cái nhìn độc đáo hơn về các nhân vật trong lịch sử, nhưng không vì thế mà đưa ra bất kỳ một khẳng định nào.
Nguồn: Sohu, 163
Kenh14.vn – Trang chủ – RSS Feed
Nguồn: Sưu Tầm internet