Saigon Septembre 45
Saigon Septembre 45 được NXB Việt Thanh xuất bản vào năm 1947. Đây là hồi ký của nhà báo Trần Tấn Quốc – người trực tiếp chứng kiến sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc vào 2/9/1945.
Trong hồi ký Saigon Septembre 45, ông tường thuật chi tiết nhiều khoảnh khắc lịch sử: “Hôm nay, quang cảnh náo nhiệt lạ. Cuộc lễ độc lập cử hành đúng 2h chiều. Mới 12h trưa, dưới mặt trời đứng bóng, các đoàn thể dân chúng, các toán dân quân lũ lượt từ trong các trụ sở ở châu thành, từ các vùng ngoại ô kéo về tập trung sau nhà thờ Đức Bà… Hai giờ chiều, tại đường Blancsubé, chung quanh đô hội, các đoàn thể dân chúng đứng có trật tự theo bốn sư đoàn dân quân cách mạng”.
Từng dòng chữ trong trang sách với sự tường thuật sống động, chân thực, chi tiết đã giúp cuốn sách trở thành “một cuốn phim lịch sử” lưu giữ nhiều giá trị cho thế hệ mai sau.
Những năm tháng không thể nào quên
Những trang sách trong Những năm tháng không thể nào quên ghi lại hồi ức của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp khiến nhiều độc giả không khỏi nghẹn ngào xúc động. Trong cuốn sách, tác giả Hữu Mai đã ghi lại theo trí nhớ của Đại tướng về chân dung vị lãnh tụ trong thời kỳ đầu mới giành được chính quyền, khi vận mệnh của Tổ quốc đã có lúc như ngàn cân treo sợi tóc.
Từng câu, từng chữ, từng hình ảnh được ghi lại qua hồi tưởng của Đại tướng đã tạc nên chân dung của Bác Hồ thật dung dị, gần gũi: “Đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nửa chừng, Bác dừng lại và bỗng dưng hỏi: Tôi nói, đồng bào nghe rõ không? Một triệu con người cùng đáp, tiếng dậy vang như sấm: Có! Từ giây phút đó, Bác cùng với cả biển người đã hòa làm một”.
Câu chuyện về một nền hòa bình bị bỏ lỡ
Là tác phẩm của thiếu tá tình báo Pháp – Jean Sainteny, Câu chuyện về một nền hòa bình bị bỏ lỡ đã ghi lại tổng thể những diễn biến trước, trong và sau Cách mạng Tháng Tám. Cuốn hồi ký này đã được NXB Công an Nhân dân phát hành năm 1954.
Được biết, đầu năm 1946, tác giả Jean Sainteny lúc đó là thiếu tá tình báo được cử làm đại diện Chính phủ Pháp trong đàm phán Pháp – Việt. Ông đã cùng phái đoàn và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt bút ký Hiệp định sơ bộ. Do đó, những ghi chép của ông cũng giúp độc giả biết thêm về sự kiện lịch sử của nước nhà dưới góc nhìn của một người trong cuộc, ở phía bên kia chiến tuyến.
Bản Tuyên ngôn độc lập thời đại Hồ Chí Minh
Cuốn sách Bản Tuyên ngôn độc lập thời đại Hồ Chí Minh do tác giả Vũ Đình Quyền tuyển chọn và hệ thống, được NXB Hồng Đức ấn hành năm 2015.
“Bản Tuyên ngôn Độc lập thời đại Hồ Chí Minh” dày 400 trang với bố cục 9 phần, tập trung vào ba nội dung chính: Khái quát về ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Giới thiệu những bức ảnh lịch sử tiêu biểu về ngày tuyên bố độc lập, toàn văn Tuyên ngôn độc lập…; Diễn văn, bài viết của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ nhân dịp Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9.
Cách mạng tháng Tám – Thắng lợi vĩ đại đầu tiên của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX
Đây là tác phẩm của GS.TS.NGND Trịnh Nhu và PGS.TS Trần Trọng Thơ do NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành. Tác phẩm gồm có 6 chương sách, từng bước giúp độc giả tìm hiểu về bức tranh tổng quan của Cách mạng Tháng Tám thành công, cho đến khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trên Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945.
Có thể nói, với những tư liệu sống động, “Cách mạng Tháng Tám 1945 – Thắng lợi vĩ đại đầu tiên của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX” đã phục dựng bức tranh lịch sử giúp thế hệ mai sau ghi nhớ và tự hào. Đây cũng được đánh giá là công trình được dày công nghiên cứu, tâm huyết, chất lượng với nhiều phát hiện mới của nhóm tác giả.
Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập
Cũng là một tác phẩm khắc họa thời khắc lịch sử năm 1945, tác giả Kiều Mai Sơn đã tập trung đi sâu tìm hiểu về văn kiện quan trọng khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trong quá trình thu thập tư liệu, tác giả đã cung cấp được tương đối đầy đủ những thông tin về quá trình ra đời bản Tuyên ngôn độc lập, từ thời điểm Bác tiếp cận Tuyên ngôn độc lập của Mỹ tại chiến khu Việt Bắc, tiếp đến là lấy ý kiến tập thể và cuối cùng là khoảnh khắc bản Tuyên ngôn độc lập vang lên tại Quảng trường Ba Đình.
Tác phẩm được NXB Kim Đồng ấn hành nhân kỷ niệm 76 năm ngày Quốc khánh của dân tộc.
2/9/1945 qua những trang hồi ức
Đây là cuốn sách đặc biệt khi tập hợp 13 câu chuyện của 13 tác giả là các cán bộ cách mạng lão thành, trong đó nhiều người đã trực tiếp tham gia tổng khởi nghĩa.
Tác phẩm được NXB Quân đội nhân dân tuyển chọn và phát hành năm 2005, với độ dày 294 trang, đã khắc họa chân thực và sinh động, đưa đến cho độc giả cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về sự kiện lịch sử này.
Trên đây là 8 tác phẩm ghi lại toàn cảnh sự kiện ngày 2/9/1945 và được xếp vào hàng sách tư liệu. Những sự kiện, diễn biến, hồi ức được chuyển tải qua con chữ, trang giấy đã giúp thế hệ mai sau thêm thấu hiểu và tự hào về quá khứ hào hùng của dân tộc ta.
Văn hóa – Giải trí | Tổng hợp tin tưc giải trí 24/7
Nguồn: Internet