Những cô gái trẻ, độc lập về tài chính ngày càng thách thức truyền thống rằng đàn ông nên là người trả tiền khi hẹn hò.
Vào những năm 1960, các nhà hàng cao cấp tại châu Âu, châu Mỹ cung cấp 2 loại thực đơn dành riêng cho nam và nữ, theo Sup China.
Loại của nam có ghi giá tiền còn loại của nữ thì không. Điều này ám chỉ rằng các cô gái không cần lo lắng chuyện tiền nong khi đi hẹn hò. Còn đối với đàn ông đi cùng, họ được cho kiếm nhiều tiền hơn và phải thể hiện sự hào phóng với phái nữ.
Khi các phong trào nữ quyền phát triển, thực đơn không giá dần được loại bỏ để phản ánh sự thay đổi về vai trò giới. Vào những năm 1980, một nhà hàng ở New York đã bị kiện bởi 3 nhà nữ quyền vì vẫn phân chia thực đơn theo giới.
Sau hơn 40 năm, loại menu không giá được cho đã hoàn toàn biến mất, đang xuất hiện trở lại tại các nhà hàng châu Á. Trong khi nhiều người cảm thấy hào hứng với cách phục vụ lạ thường này, số khác lên tiếng phản đối, kêu gọi tẩy chay các nhà hàng vì đi ngược lại với sự tiến bộ, bình đẳng giới.
|
Thực đơn không giá mặc định đàn ông luôn là người trả tiền khi hẹn hò. Ảnh: Savvy Tokyo. |
“Tôi cảm thấy bị xúc phạm”
Da Vittorio Shanghai – nhà hàng đầu tiên do gia đình Cerea điều hành bên ngoài châu Âu, có một số cơ sở được trao sao Michelin – luôn mang đến thực đơn không giá cho các khách nữ khi họ đi cùng một người đàn ông.
Trên các nền tảng đánh giá ăn uống của Trung Quốc, Da Vittorio Shanghai tự hào nhận số điểm 4,94/5, với giá trung bình cho một bữa ăn khoảng 330 USD/người.
Nhiều khách quen đã khen ngợi nhà hàng đắt tiền này vì “chú ý đến từng chi tiết” và “chú trọng đến nghi thức ăn uống cao cấp truyền thống”, nói rằng “thực đơn dành cho phụ nữ” khiến họ cảm thấy thoải mái hơn.
|
Nhiều cô gái không thoải mái khi nam giới luôn giành trả tiền. Ảnh: Getty. |
Thế nhưng, phản ứng trên các mạng xã hội hoàn toàn ngược lại. Nhiều người dùng Internet chỉ trích thực đơn không giá là một hình thức phân biệt giới tính tinh vi và thể hiện quan niệm lỗi thời.
“Khi bạn bước vào nhà hàng với bạn trai, nhân viên chỉ giới thiệu các dịch vụ, sản phẩm với người đi cùng, không phải bạn. Tôi cảm thấy bị xúc phạm khi nhận được loại ‘menu tặng kèm’ và người yêu luôn phải trả tiền”, một khách hàng cho biết.
Không chỉ phụ nữ cảm thấy khó chịu, một số nam giới cũng không hài lòng với cách phục vụ này. “Khoan nói về sự keo kiệt hay hào phóng, cách nhà hàng mặc định đàn ông nên trả tất cả thực sự có vấn đề. Phụ nữ ngày càng độc lập và họ còn quyền được tôn trọng ý kiến”.
Ai nên trả tiền?
Theo truyền thống của các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, đàn ông gần như trả toàn bộ chi phí của buổi hẹn hò.
Thế nhưng, trong những năm gần đây, quan niệm này đã dần trở nên lỗi thời. Nhiều phụ nữ hiện đại coi trọng quyền tự chủ của bản thân trong khi nam giới có cái nhìn cởi mở hơn về bình quyền nam nữ.
Cuộc khảo sát năm 2017 của Sixth Tone với 150 sinh viên Trung Quốc cho thấy nam giới thường hy vọng rằng phụ nữ sẽ chi trả một phần nhỏ (được xác định cụ thể là 25% hoặc ít hơn) trong tổng chi phí của cuộc hẹn, trong khi hơn một nửa số phụ nữ tin rằng hóa đơn nên được chia đều.
|
Giới trẻ châu Á ngày càng thích yêu đương bình đẳng, chia sẻ chi phí hẹn hò. Ảnh: Savvy Tokyo. |
“Các cô gái trẻ, có học thức đang dần loại bỏ việc đàn ông trả tiền và hướng tới mô hình hẹn hò bình đẳng hơn. Nam giới nói chung vẫn thích tỏ ra hào phóng nhưng những người trẻ chắc chắn sẽ hoan nghênh việc phụ nữ chia sẻ chi phí”, Chen Aoxue, sinh viên khoa Quản lý tại Đại học Phúc Đán (Trung Quốc), nói.
Còn tại Hàn Quốc, hơn 60% phụ nữ và 50% đàn ông mong muốn chia sẻ chi phí hẹn hò. Việc chia hóa đơn không cần phải quá rạch ròi mà thường được hiểu theo cách người này trả tiền ăn, người kia trả tiền cafe, theo Asia Economics.
Cheon Su-hyang, nhà tư vấn hôn nhân tại Daks Club giải thích: “Chia đôi tiền ăn uống cũng thể hiện tình cảm, sự quan tâm lớn lao dành cho người yêu của bạn”.
Xu hướng tương tư cũng xảy ra tại Nhật Bản với gần 70% nữ giới không cảm thấy thoải mái nếu đàn ông luôn giành việc trả tiền và mong muốn được tôn trọng bằng cách san sẻ chi phí hẹn hò, theo Savvy Tokyo.
Theo Zing
Vợ ‘năm lần bảy lượt’ lén lút gửi tiền về nhà ngoại
Từ ngày kết hôn, vợ luôn tìm cách gửi tiền về cho nhà bố mẹ đẻ. Vì vậy tiền vào nhà tôi như “gió vào nhà trống”.
Đời sống – Tổng hợp thông tin hay về đời sống xã hội