Thảm họa hơn nửa thế kỷ trước khiến tàu ngầm Mỹ chở theo 129 thủy thủ vĩnh viễn chìm sâu dưới lòng đại dương, nhưng giúp Mỹ ngày nay có được công nghệ tàu ngầm tốt nhất thế giới.
Tàu ngầm Mỹ hiện nay được trang bị công nghệ SUBSAFE hiện đại.
Với Hải quân Mỹ, những tàu ngầm biến mất được coi là “đang tuần tra vĩnh viễn”. Tàu USS Thresher là một trường hợp như thế. Đây là một trong số những tàu ngầm đầu tiên có khả năng tấn công nhanh bằng vũ khí hạt nhân và hiện đang nằm sâu hơn 2.400 mét dưới mực nước biển cùng 129 thủy thủ đoàn. Thresher là một trong hai tàu ngầm Mỹ mất tích từ Thế chiến II.
Thảm họa tàu ngầm Thresher chứa đầy thương đau nhưng là bài học vô giá để các thủy thủ Mỹ không bao giờ phải lo sợ sẽ không quay trở về đất liền. Năm 2005, tàu ngầm USS San Francisco đâm phải núi ngầm dưới biển ở vận tốc cực đại. Công nghệ SUBSAFE đã cứu tàu ngầm không những không bị chìm nghỉm mà còn về tới căn cứ đảo Guam an toàn.
Khoảng thập niên 1950, Mỹ vẫn dùng động cơ đẩy chạy bằng năng lượng hạt nhân cho tàu ngầm. USS Nautilus là tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Mỹ, ra mắt năm 1954 và tổng cộng có 9 lớp tàu ngầm khác được ra mắt từ thời điểm đó tới nay. Tàu ngầm Thresher được đóng tổng cộng 14 chiếc.
Tàu ngầm Thresher có khả năng tấn công nhanh, chớp nhoáng từ biển sâu. Tàu sử dụng hệ thống khoang vẫn được thiết kế cho các tàu ngầm tấn công hiện đại ngày nay. Đây cũng là tàu ngầm đầu tiên sử dụng hợp kim thép HY-80 sử dụng trên tàu ngầm lớp Los Angeles.
Ngày 9.4.1963, tàu ngầm USS Thresher lặn thử nghiệm để xác định khả năng của khoang tàu mới dù tàu đã gia nhập biên chế từ lâu. Phía trên mặt nước là tàu cứu hộ USS Skylark. Lúc 9 giờ 30 phút sáng, chỉ 15 phút sau khi lặn xuống nước, tàu Thresher thông báo với tàu Skylark “gặp phải một số trục trặc nhỏ”. Sau đó là hai thông điệp ngắn khác trước khi một tiếng nổ như sấm rền vang lên. Tàu Thresher không bao giờ phát đi bất kì tín hiệu nào khác. Nó bị áp suất nước xé toang thành 6 mảnh.
Giả thuyết được nhiều người ủng hộ nhất về nguyên nhân chìm tàu Thresher là do sử dụng các phần mấu nối bằng bạc. Chuyên gia tính toán rằng khoảng 400 mấu nối đã được sản xuất không đủ chất lượng. Một hệ thống nối dây điện bằng bạc bị hỏng khiến toàn bộ tàu ngầm mất điện.
Tuy nhiên mất điện chỉ là một lí do. Theo Hải quân Mỹ, thủy thủ trên tàu đã không có thiết bị chặn đứng nước tràn vào khoang khi sự cố xảy ra. Các chuyên gia phỏng đoán hệ thống van đã bị đóng băng do không khí quá ẩm và nhiệt độ thấp.
Hải quân Mỹ ngay lập tức nghiên cứu và tìm ra biện pháp khắc phục hậu quả. Chỉ trong vòng 2 tháng, hệ thống SUBSAFE được ra đời. Đây là một chương trình đảm bảo các thành phần của tàu ngầm được thiết kế phù hợp và trong tình thế khẩn cấp, tàu ngầm vẫn có thể nổi lên mặt nước. SUBSAFE tạo ra quy trình thiết kế chuẩn mực dành cho tàu ngầm và các thiết bị bên trong.
Vụ tàu USS San Francisco đâm vào núi dưới biển năm 2005 là minh chứng cụ thể nhất cho khả năng ưu việt của SUBSAFE khi tình huống khẩn cấp xảy ra. Mạng sống của 129 thủy thủ đã được đảm bảo an toàn nhờ hệ thống này.
Theo Danviet
Tin tức giải trí » Xã hội